Kiểm soát viên không lưu là gì? Công việc, mức lương và cơ hội nghề nghiệp
1. Kiểm soát viên không lưu là gì?
Kiểm soát viên không lưu (Air Traffic Controller) là các chuyên gia có nhiệm vụ điều hành, hướng dẫn, kiểm soát toàn bộ hoạt động của máy bay trong không phận, nhằm đảm bảo mức độ an toàn, hiệu quả và trật tự cho các chuyến bay.
Tuy không lộ diện nhưng kiểm soát không lưu là vị trí rất quan trọng trong ngành hàng không. Những người này là cầu nối giữa các phi công và hệ thống hàng không. Kiểm soát không lưu sẽ cung cấp, chỉ dẫn cho các phi công về đường bay, điều chỉnh hướng bay và duy trì khoảng cách an toàn giữa các máy bay, đảm bảo tuân thủ theo kế hoạch. Điều này giúp giảm thiểu rủi ro và sự cố trên không, tối ưu hóa luồng giao thông hàng không, hỗ trợ phát triển kinh tế và kết nối toàn cầu.
Hiện tại, hàng không đang là một trong những ngành hot với mức thu nhập hấp dẫn, chế độ đãi ngộ tốt. Nhận ra được tầm ảnh hưởng của nghề kiểm soát viên không lưu, nhiều sinh viên quyết định theo học chuyên ngành này với hy vọng sẽ có công việc ổn định khi ra trường. Các hàng hãng không cũng đưa ra mức thu nhập tốt dành cho các ứng viên có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn trong lĩnh vực hàng không.

2. Mức lương của việc làm kiểm soát viên không lưu
Tham gia vào thị trường việc làm hàng không, bạn sẽ nhận được mức thu nhập cao với nhiều chế độ đãi ngộ tốt. Hiện nay, mức lương của kiểm soát viên không lưu tại Việt Nam cao so với mặt bằng chung vì tính chất công việc đặc thù và áp lực cao. Chi tiết dưới đây:
Mức lương theo kinh nghiệm:
Nghề kiểm soát viên không lưu | Mức lương dao động (VNĐ/tháng) |
Kiểm soát viên không lưu (mới ra trường) | 10,000,000 - 15,000,000 |
Kiểm soát viên không lưu (1-3 năm kinh nghiệm) | 15,000,000 - 20,000,000 |
Kiểm soát viên không lưu (3-5 năm kinh nghiệm) | 20,000,000 - 30,000,000 |
Kiểm soát viên không lưu ( trên 5 năm kinh nghiệm) | 30,000,000 - 40,000,000 |
Lưu ý: Mức thu nhập của kiểm soát viên không lưu có thể cao hơn nếu làm việc tại các sân bay lớn, có chứng chỉ chuyên môn, số ca trực và thời điểm trực trong tháng nhiều.
3. Mô tả công việc của việc làm kiểm soát viên không lưu
Kiểm soát viên không lưu thường hoạt động trên nhiều loại hình khác nhau đó là: Kiểm soát không lưu tiếp cận, kiểm soát không lưu đường dài, kiểm soát không lưu tại sân bay, kiểm soát không lưu mặt đất. Tùy vào mỗi loại hình, các kiểm soát viên sẽ có những nhiệm vụ chuyên môn tương ứng.
Kiểm soát viên mặt đất
- Kiểm soát hoạt động của các chuyến bay từ địa điểm đỗ đến vị trí chờ cất cánh hoặc hạ cánh.
- Điều hành tàu bay, người và các phương tiện di chuyển trong khu vực quản lý.
Kiểm soát viên không lưu tại sân bay
- Kiểm soát các hoạt động của tàu bay khi cất cánh, hạ cánh.
- Cung cấp thông tin cho tàu bay cất cánh theo đúng kế hoạch.
- Hướng dẫn tàu bay đến sân hạ cánh đúng quy định.
Kiểm soát viên không lưu tiếp cận
- Dẫn dắt, sắp xếp các tàu bay đến theo thứ tự nhất định, không có tình trạng chen lấn, lộn xộn.
- Sau khi tàu bay xếp thứ tự, tiến hành vào làm tiếp cận, hạ cánh.
- Hướng dẫn tàu bay lấy độ cao nhanh nhất, bay vào đường bay mong muốn trước khi chuyển giai đoạn bay dài.
Kiểm soát viên không lưu đường dài
- Đảm bảo các hoạt động bay của tàu bay luôn an toàn.
- Kiểm tra, đảm bảo khoảng cách an toàn giữa các tàu bay: Áp dụng quy định khoảng cách an toàn tối thiểu là 1000 feet, ứng với 304.8 m trên không.
- Liên lạc với phi công, theo dõi và nắm lộ tuyến của máy bay, đảm bảo an toàn tính mạng của phi công và hành khách.
- Điều phối đẩy nhanh tốc độ giúp lưu lượng chuyến bay hiệu quả cao.

4. Quy định bằng cấp của kiểm soát viên không lưu
Các quy định đối với kiểm soát viên không lưu được quy định rõ ràng theo Điều 13 của Thông tư 25/2022/TT-BGTVT để đảm bảo họ đủ năng lực cần thiết phục vụ cho công việc có tính đặc thù này. Các yêu cầu chi tiết:
- Giấy phép kiểm soát viên không lưu còn hiệu lực do Cục Hàng không Việt Nam cấp (Cấp độ: kiểm soát mặt đất, kiểm soát tiếp cận, kiểm soát đường dài tùy vào chuyên môn.
- Chứng chỉ về huấn luyện kiểm soát viên không lưu (ATC Training Certificate).
- Chứng chỉ tiếng Anh hàng không chuẩn ICAO, tối thiểu Level 4
- Kinh nghiệm điều hành hoạt động bay ít nhất 03 năm liên tục điều hành các hoạt động bay tại cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu, tính đến thời điểm thực hiện các chuyến bay chuyên cơ.
- Có tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật tốt với công việc: Lý lịch cá nhân phải rõ ràng, không có các vấn đề ảnh hưởng đến tính chuyên nghiệp, uy tín trong công việc.
- Không mắc sai phạm nghiêm trọng: Không để xảy ra sự cố hoạt động bay mức D trở lên, do nguyên nhân trực tiếp từ phía mình trong thời gian 12 tháng tính đến thời điểm thực hiện các chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang.
- Kiểm soát viên không lưu cần được người đứng đầu doanh nghiệp cung cấp dịch vụ quyết định bằng các văn bản rằng họ đủ điều kiện thực hiện các chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang.
5. Tiêu chí để trở thành kiểm soát viên không lưu
Một kiểm soát viên không lưu cần có niềm đam mê, nhiệt huyết kèm theo trách nhiệm với công việc để đảm bảo hiệu quả cao. Các nhà tuyển dụng luôn có những tiêu chí riêng dành cho các ứng viên ứng tuyển vào vị trí này. Chi tiết dưới đây:
- Có trí nhớ, định hình không gian tốt: Một kiểm soát viên cần có trí nhớ cực kỳ tốt để ghi nhớ đường bay, dữ liệu thu thập, quan sát được trên bầu trời để có phương án chính xác cho phi công. Định hình không gian tốt cũng được yêu cầu để dễ liên tưởng tới bối cảnh mà phi công hoạt động.
- Làm việc theo nhóm, có sự quyết đoán: Trong những tình huống xấu, bạn có thể nhờ sự trợ giúp từ đồng nghiệp, những người có kinh nghiệm lâu năm để xử lý hiệu quả.
- Sức khỏe tốt: Là người đồng hành cùng phi công suốt chuyến bay, kiểm soát viên không lưu cần có sức khỏe tốt, dẻo dai để đối phó với công việc hàng ngày.
- Chịu được áp lực công việc: Khối lượng công việc của một kiểm soát viên không lưu khá lớn vì thế luôn tồn tại các áp lực. Bạn cần kiên định có ý chí phấn đấu để vượt qua các áp lực thường ngày.
- Có khả năng tập trung lâu dài, không bị phân tâm vì bạn phải làm việc với dữ liệu lớn và theo sát hành trình bay.
- Có tinh thần trách nhiệm, tuân thủ quy trình nghiêm ngặt để đảm bảo chuyến bay được thực hiện theo kế hoạch, đúng quy trình, không làm ảnh hưởng tới các hành trình khác.

6. Cơ hội nghề nghiệp dành cho kiểm soát viên không lưu
Trên thị trường quốc tế, Cơ quan hàng không liên bang Mỹ đang xảy ra tình trạng thiếu nhân lực trầm trọng. Do đó, chỉ tiêu tuyển dụng ngành kiểm soát viên lưu thông tại đây rất lớn, là cơ hội cho các ứng viên theo học lĩnh vực này. Trong khi đó, theo kế hoạch của Chính phủ Việt Nam đến năm 2030, hệ thống cảng hàng không nước ta dự kiến sẽ phát triển lên 30 cảng. Kéo nhu cầu tuyển dụng vị trí kiểm soát viên không lưu sẽ ngày càng tăng trong thời gian tới.
Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam đang nỗ lực tìm kiếm nhân tài cho những sân bay chính thuộc 3 miền: Bắc, Trung, Nam và chuẩn bị kế hoạch tuyển dụng cho sân bay Long Thành, Trung tâm Kiểm soát đường dài Hồ Chí Minh. Đây là cơ hội cho các sinh viên mới tốt nghiệp ra trường theo đuổi lĩnh vực này.
Các nhà tuyển dụng sẵn sàng đưa ra chế độ đãi ngộ tốt cho các ứng viên có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm soát không lưu. Tổng thu nhập của một kiểm soát viên có thể lên đến 50,000,000 VNĐ/tháng, cao hơn tiếp viên hàng không. Khi tham gia vị trí kiểm soát viên không lưu, các ứng viên còn được chu cấp toàn bộ trang thiết bị phục vụ cho công việc tốt nhất và tối tân nhất. Ngoài ra, kiểm soát viên còn được tham gia các khóa đào tạo, huấn luyện nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ chuyên môn.
Công việc của một kiểm soát viên không lưu thường được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, chất lượng. Do đó, đây là cơ hội tốt để các bạn ứng viên thể hiện được tối đa tài năng, học hỏi được nhiều kinh nghiệm và kiến thức nhằm đạt được những mục tiêu trong tương lai.
Tóm lại, kiểm soát viên không lưu là công việc liên quan đến điều hành, giám sát chuyến bay. Đây là lĩnh vực đòi hỏi ứng viên phải có trình độ, kiến thức chuyên môn cao và khả năng chịu áp lực. Bạn có thể nhận được mức thu nhập với chế độ đãi ngộ tốt khi tham gia vào lĩnh vực này. Nếu mong muốn tìm việc làm hàng không, ứng viên có thể truy cập Job3s để tìm kiếm cơ hội cho bản thân.